PhotoFeeler – Công cụ dự đoán điểm số hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng!  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Dù rằng, khi đi xin việc làm hay học bổng, thông thường, ảnh đại diện trong hồ sơ xin việc (CV) của bạn không phải là thông tin bắt buộc phải có, tuy nhiên, ở chiều ngược lại, đôi khi,

việc có một bức ảnh cá nhân chỉn chu sẽ giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm của nhà tuyển dụng. Theo một bài viết ở trang GoBigThink đã chia sẻ rằng “ở nước Anh, việc đưa ảnh cá nhân vào CV là nguy hiểm, do nhà tuyển dụng có thể đánh giá sai lệch một ứng viên chỉ vì đánh giá chủ quan”.

Bài viết này phù hợp với những trường hợp khi bạn cần thiết phải có ảnh cá nhân trong CV ứng tuyển, hoặc bạn muốn ảnh cá nhân của mình được đưa vào trong CV để lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng và bạn thắc mắc liệu nhà tuyển dụng sẽ đánh giá hình ảnh của bạn như thế nào? Bạn đã lựa chọn đúng hình ảnh phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển hay chưa?

Chuyên mục Career của Vietnam Journal of Science xin giới thiệu về PhotoFeeler - một công cụ hữu ích giúp bạn giải quyết được thắc mắc này thật dễ dàng!

Trang web trên là một nơi bạn có thể đưa lên bất kì hình ảnh cá nhân nào để được cộng đồng mạng đánh giá theo tùy mức độ bạn lựa chọn, từ đánh giá thô sơ nhất hoặc chuyên nghiệp nhất.

Đầu tiên, đăng ký một tài khoản tại trang web: photofeeler.com

Sau khi đăng ký, trang web sẽ dẫn bạn đến cửa sổ My Account ngay mà không cần thủ tục xác nhận email, rất tiện lợi.

Bạn có thể lựa chọn tải ảnh từ máy tính/điện thoại hoặc tải từ Facebook/Linkedln.

Tiếp theo, chọn New Test và màn hình sẽ hiện ra cửa sổ như sau:

“Bạn lựa chọn loại test nào?”. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến “Business”, loại đánh giá dành cho việc ứng tuyển việc làm hoặc học bổng. Business sẽ đánh giá các thang điểm về khả năng, mức độ liên quan đến vị trí ứng tuyển và sức ảnh hưởng của bạn.

Sau khi chọn Business, trang web sẽ yêu cầu bạn gõ tên chuyên môn của bạn. Bạn hãy gõ từ khóa liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Ví dụ như marketing, executive manager, content writer,…. Và bấm Next.

Tiếp theo, bạn hãy lựa chọn một trong 5 mức độ đánh giá:

Rough (thô sơ): chỉ được 10 người đánh giá, khá kém chính xác nhưng đánh giá sơ bộ nhanh nhất.

Standard (tiêu chuẩn): được 20 người đánh giá, đây là mức tiêu chuẩn để bạn tham khảo.

Precise (chính xác): cần 40 được đánh giá, thống kê một cách khách quan, chuẩn xác.

Very Precise (cực chính xác): được 80 người đánh giá, kết quả rất khách quan và chuẩn xác nhất.

Hoặc bạn có thể tự chỉnh số người đánh giá hình ảnh cho riêng bạn bằng cách bấm Custom.

Tác giả chọn Rough vì muốn có được kết quả nhanh nhất. Trang web sẽ xác nhận bằng việc hỏi: “Bạn có chắc chắn muốn lựa chọn được 10 lượt đánh giá hay không?”, xác nhận bằng cách nhấn “Confirm”. Để có được thông tin về kết quả nhanh nhất, bạn nên chọn thêm ô “Gửi kết quả qua email ngay khi hoàn thành”.

Vì là tài khoản mới nên bạn sẽ thấy mục Credits bằng 0, tức là bạn sẽ không đủ lượt đánh giá để thực hiện bài test này. Do đó bạn hãy lựa chọn “Đánh giá cho người khác để lấy thêm lượt vote” hoặc “Mua lượt đánh giá”.

Bạn có thể chọn các mức giá như trong hình bên dưới. Cá nhân tác giả lựa chọn “Free credits”, tức là phải đánh giá cho người khác để lấy thêm lượt đánh giá cho mình.

Vì lựa chọn dùng bản miễn phí, nên với mức độ Rough để được 10 người đánh giá cho mình đồng nghĩa việc phải đánh giá tương ứng cho 10 người khác. Ví dụ với hình ảnh ở dưới, chọn các ý kiến theo nhận xét của bạn và bấm “Submit Vote”.

Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đủ 10 credits, trang web sẽ hiện lên cửa sổ như hình bên dưới, bạn chọn “Get Started” và chờ đợi kết quả gửi về email bạn dùng để đăng ký tài khoản.

Sau khi kiểm tra mail, bạn bấm vào link được gửi đến để xem kết quả. Kết quả bên dưới cho thấy tấm hình này chỉ khoảng 44 điểm về khả năng, 66 điểm về độ liên quan đến vị trí ứng tuyển và chỉ có 4 điểm về độ ảnh hưởng. Với 10 lượt đánh giá thì hình ảnh của bạn sẽ khá kém về độ chính xác cũng như nhận xét.

Bạn có thể chọn mục “Scores” để xem chi tiết về số phần trăm đánh giá, hoặc “Notes” để xem các nhận xét của người đánh giá (nếu có) và “Images” để tải kết quả về máy tính/điện thoại.

Để có kết quả chân thực hơn, bạn có thể chọn mức đánh giá “Chính xác”/“Rất chính xác”, đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh giá cho 40 người/80 người hoặc trả tiền để có kết quả nhanh chóng và khách quan hơn nếu bạn muốn được xem nhận xét của các chuyên gia.

Ngoài ra, PhotoFeeler còn có thể hỗ trợ bạn trong việc đánh giá bức ảnh của bạn trong hoạt động xã hội hay hẹn hò có thật sự hiệu quả hay chưa. Thay vì chọn mục “Business”, bạn có thể chọn “Social” hoặc “Dating” để trải nghiệm.

So sánh hai hình thức trả phí và dùng bản miễn phí thì chi phí 12$ để được 100 người có chuyên môn đánh giá thì vẫn khách quan hơn, giá trị hơn so với được 80 người bất kì cho ý kiến. Và cũng tiết kiệm thời gian cho bạn hơn khi không phải đánh giá cho 80 người đó để được đánh giá lại.

Ở bài viết về Grammarly, tác giả đã từng đề cập đến độ tin cậy của các công cụ hỗ trợ trực tuyến, PhotoFeeler cũng tương tự. Đây chỉ là các cách nhìn chủ quan của cộng đồng mạng đánh giá về bức ảnh của bạn. Mức độ chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cảm xúc, văn hóa, tôn giáo,…. Ở bản trả phí thì mức độ chính xác cao hơn do cách nhìn của chuyên gia rất khách quan. Bạn có thể sử dụng PhotoFeeler như một công cụ để đánh giá phần nào mức độ phù hợp của bức ảnh cho việc ứng tuyển việc làm/học bổng, hoạt động xã hội hay thậm chí là việc hẹn hò!

*Lưu ý: ảnh cá nhân trong CV không phải là yếu tố quan trọng nhất mà yếu tố quyết định độ thành công của việc ứng tuyển chính là kỹ năng, kinh nghiệm và giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty của họ.

Trên đây là bài viết giới thiệu về PhotoFeeler – công cụ hỗ trợ dự đoán điểm số về hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Để đọc thêm các bài viết về chuyên mục Career và các bài viết về khoa học mới nhất, hãy theo dõi Vietnam Journal of Science tại trang websiteFacebook fanpage.

Về tác giả: Hoàng Bích Phương hiện đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành Công nghệ sinh học tại trường ĐH Nông Lâm TPHCM. Cô thích đọc sách, viết lách, tìm tòi những kiến thức mới và chia sẻ với mọi người. Cô đang là editor chuyên mục Career của Vietnam Journal of Science – tạp chí khoa học đa ngành dành cho độc giả phổ thông Việt Nam.

Tài liệu tham khảo chính:

1. CV thì nên có ảnh hay không?. Truy cập tại: 

https://www.facebook.com/tuananhcareerblog/photos/a.588510251295510.1073741828.588494621297073/776331355846731/?type=3 (04-24-2016)

2. Do you have a photo on your cv. Truy cập tại: https://gothinkbig.co.uk/features/do-you-have-a-photo-on-your-cv (04-24-2016)

 

Category: