Ảnh hưởng xây dựng đảo nhân tạo lên rạn san hô tại Biển Đông  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).
Hình 1: Hình ảnh khu vực đảo đá Chữ Thập được chụp vào ngày 14/8/2014, khi chưa có các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo
Hình 1: Hình ảnh khu vực đảo đá Chữ Thập được chụp vào ngày 14/8/2014, khi chưa có các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo

Khoảng từ đầu năm 2013 trở lại đây, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo tại khu vực đảo Trường Sa. Việc làm này dẫn  tới một số nguy cơ như làm giảm đa dạng của hệ sinh thái biển và gây cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Nghiêm  trọng hơn là nguy cơ xóa sổ hoàn toàn những rạn san hô nằm gần khu vực các quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận, nơi mà Việt Nam, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác đang tuyên bố chủ quyền.

San hô không chỉ mang lại lợi ích to lớn trong kinh tế, du lịch, y học, thực phẩm… mà còn đóng vai trò chắn sóng chống xói mòn bờ biển, và là một mắt xích quan trọng việc cân bằng hệ sinh thái biển [1].

Ước tính có khoảng 25% tổng số loại cá biển được tìm thấy trong các rạn san hô [2] và 10% trong số đó được được sử dụng để tạo ra nhu yếu phẩm phục vụ cho con người [3]. Vì thế, thuỷ sản sống cạnh san hô là nguồn cung cấp chất đạm (protein) cho người dân ở các quốc gia nằm ven biển, ước tính cứ khoảng 100 ha* diện tích san hô  có thể cung cấp chất đạm cho hơn 300 người [4].

Theo giáo sư John Mcanus, trường đại học Miami, một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sinh học biển, rạn san hô nằm ở khu vực đảo Trường Sa được xếp hạng đẹp nhất và đa dạng nhất thế giới. Nhóm nghiên cứu của ông còn chỉ ra rằng rạn san hô ở vùng biển này cũng là nơi “hồi sinh” của nhiều loài cá quý hiếm tưởng chừng mất tích cách đây vài thập kỷ [5].  Tuy nhiên những năm gần đây số lượng và sự đa dạng sinh học của rạn san hô ở khu vực Biển Đông đang bên bờ vực nguy hiểm do các yếu tố tự nhiên (chiếm 10%), và các hoạt động của con người (chiếm 90%). Các hoạt động của con người kể trên bao gồm neo đậu tàu thuyền, đánh bắt thủy hải sản bằng chất nổ, khai thác san hô sống trái phép để phục vụ mục đích kinh doanh và việc thải bỏ các chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp xuống biển [6]. 

Trong đó,  nghiêm trọng và gây hậu quả nặng nhất là việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực biển nói trên. Theo số liệu cập nhật từ Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Chiến lược và Quốc tế (CSIS**), tính đến ngày 25/9/2015, khoảng 1.300 ha vùng biển bị chiếm dụng để xây đảo, dẫn đến một số lớn rạn san hô tại khu vực này vĩnh viễn biến mất [5]. Đồng thời đi kèm là các hoạt động như  hút cát để san lấp mặt bằng, hoạt động nạo vét các rạn san hô dưới đáy biển làm tăng tần số xáo trộn của các lớp trầm tích, đe doạ trực tiếp đến sự sinh tồn của không chỉ san hô mà còn với các sinh vật khác trong khu vực lân cận. Cũng theo Giáo sư John Mcanus, việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc là quá trình huỷ diệt san hô có tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay [5].

Dưới đây là hình ảnh đảo Chữ Thập, một phần dự án đảo nhân tạo của Trung Quốc trước (xem hình 1 ở trên) và sau khi xây dựng (Nguồn: CSIS)

 

Hình 2: Hình ảnh khu vực đảo đá Chữ Thập được chụp vào ngày 18/3/2015, khi các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã được triển khai

Biển Đông là nơi cung cấp 10% sản lượng cá của toàn thế giới [7], vì vậy các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thuỷ sản và đời sống của hàng triệu ngư dân của một số quốc gia nằm trong khu vực này, mà còn ảnh hưởng đến lượng cung ứng thuỷ sản của cả thế giới.Vì vậy việc bảo vệ san hô không còn ở phạm vi của một quốc gia, mà đó là nhiệm vụ của toàn cầu. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, siết chặt quản lý biển đảo, hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ nguồn san hô tự nhiên, thì việc đánh giá đầy đủ về những tác động lên môi trường của hoạt động xây dựng đảo nhân tạo nói chung đến các rạn san hô và hệ sinh thái biển là rất cần thiết.

Chú thích:

*ha = hecta (hectares)
**CSIS: The Center for Strategic and International Studies, tạm dịch là Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Chiến lược và Quốc tế

Tác giả: Hảo Võ, Đại học Arizona, Hoa Kỳ

Biên tập: Bình Nguyễn, Đại học Bang Arizona, Hoa Kỳ

 

Tài liệu tham khảo

[1] "World Atlas of Coral Reefs' by Mark D. Spalding, Corinna Ravilious, and Edmund Green. Published by UNEP/WCMC." Marine Pollution Bulletin 44.4 (2002): 350.
[2] "Coral Reefs – An Important Part of Our Future." NOAA. N.p., n.d.
[3] Smith, S. V. "Coral-reef Area and the Contributions of Reefs to Processes and Resources of the World's Oceans." Nature (1978): 225-26. Print.
[4] Jennings, Simon, David P. Boull, and Nicholas V. C. Polunin. "Habitat Correlates of the Distribution and Biomass of Seychelles' Reef Fishes." Environ Biol Fish Environmental Biology of Fishes 46.1 (1996): 15-25.
 [5] Larson, C. "China's Island Building Is Destroying Reefs." Science 349.6255 (2015): 1434.
[6]  "Reefs at Risk Projections: Present, 2030, and 2050." World Resources Institute. N.p., n.d.
[7] Nellemann, C. The Environmental Food Crisis: The Environment's Role in Averting Future Food Crises: A UNEP Rapid Response Assessment. Arendal, Norway: UNEP, 2009. 

Ngày đăng bài: 11/25/2015

Category: 

Add new comment

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.