Kỳ 2: TÁC HẠI CỦA BROMATE ĐẾN SỨC KHOẺ  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Trong suốt thời gian qua, kể từ khi Kali Bromate lần đầu được sử dụng, rất nhiều nhà nghiên cứu hoài nghi về sự an toàn của nó. Theo bản báo cáo của trung tâm sức khoẻ New Jersey thì hiện nay Kali Bromate có thể tác động lên sức khoẻ theo 2 cách: cấp tính và mãn tính [1].

Tác hại ngay lập tức (cấp tính)

Nếu tiếp xúc trực tiếp với Kali Bromate (KBrO3) qua da hoặc mắt thì sẽ có cảm giác khó chịu và nóng rát ở khu vực tiếp xúc. Ngoài ra nếu hít phải Kali Bromate thì các bộ phận tiếp xúc như mũi, cổ họng và phổi sẽ bị kích thích gây ra các cơn ho, hắt hơi, thậm chí gây khó thở [1]. Các trường hợp ngộ độc KBrO3 từ trước đến nay rất ít được báo cáo do KBrO3 không được sử dụng phổ biến trong gia đình, tuy nhiên nó vẫn xảy ra và chủ yếu là ở trẻ em. Đã có trường hợp 9 trong số 24 người lớn chết sau 3 đến 5 ngày sau khi uống KBrO3 khoảng 12-50 gram. Các dấu hiệu ngộ độc ban đầu là nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Sau đó xuất hiện các biểu hiện như điếc, chóng mặt và hạ huyết áp [2]. Điều này chứng tỏ bản thân Kali Bromate không những gây nguy hiểm cho người tiêu dùng mà còn gây nguy hiểm cho thợ làm bánh mì nữa.

Tác hại lâu dài đến sức khoẻ (mãn tính)

Ung thư thận

Kali Bromate được xem như là một độc chất và quan trọng nhất là nó còn được xác định là có khả năng gây ung thư ở người [3]. Để chứng minh được điều này, hàng loạt các thí nghiệm được tiến hành suốt thế kỷ trước. Các nhà khoa học không chỉ phát hiện được mối liên hệ giữa Kali Bromate và các khối u ở thận mà các nghiên cứu này còn đưa ra được cơ chế gây ra các khối u đó. Các thí nghiệm này được thực hiện trên động vật để kiểm chứng và từ đó suy ra các tác hại tương tự trên cơ thể con người. Một nghiên cứu ở Nhật Bản trên chuột cho thấy rằng thời gian sống của con đực đã giảm đi 15.7% do chúng được cho uống nước với nồng độ KBrO3 l500ppm hằng ngày. Nguyên nhân gây ra cái chết đó là do các khối u ở thận [2]. Các chỉ số như 8-hydroxydeoxyguanosine và phản ứng oxy hoá khử lipid được sử dụng để xác định khả năng gây ung thư thận. Các chỉ số này tăng sẽ cho thấy mức độ hoạt động của các gốc tự do đang tăng và chúng có thể đã oxy hoá DNA để sinh ra các tế bào lạ, còn được gọi là tế bào ung thư [4]. Như vậy, các bằng chứng cho thấy Kali Bromate có khả năng gây ra các khối u ở thận hay ống thận trên động vật thí nghiệm và cũng có thể gây ra các bệnh tương tự ở người.

Ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở phần cổ và nó có chức nặng tạo ra hormone kiểm soát các quá trình trao đổi chất. Khi có sự phát triển không bình thường của các tế bào tuyến giáp thì đó là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp. Các khối u tuyến giáp được hình thành trên chuột khi chúng sử dụng KBrO3 với nồng độ 500 ppm. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Giáo sư Kurokawa vào nămnăm 1986 [5]. Tuy nhiên, theo báo cáo từ nhóm nghiên cứu của DeAngelo vào năm 1998 thì các khối u nang tuyến giáp đã tăng lên ở chuột ngay cả khi họ sử dụng liều Kali Bromate thấp hơn, 20ppm dù trước đó nhiều nghiên cứu tin rằng chỉ khi với nồng độ 260 ppm hoặc 500 ppm mới xuất hiện các khối u này [6]. Mặc dù nồng độ gây ra khối u (lành tính và ác tính) vẫn còn đang vẫn còn chưa được xác định nhưng rõ ràng rằng KBrO3 vẫn được là một trong các mối nguy gây ra ung thư tuyến giáp.

Kali Bromate có thể sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người qua các bằng chứng trên. Bên cạnh đó, vẫn còn một số các tác hại khác mà cơ thể phải gánh chịu khi sử dụng kali bromate. Tác hại đó sẽ được trình bày tiếp ở kỳ sau.

Tài liệu tham khảo

[1]        New Jersey Department of Health, “Hazardous substance fact sheet of potassium bromate,” 2005.

[2]        Y. Kurokawa, A. Maekawa, M. Takahashi, and Y. Hayashi, “Toxicity and carcinogenicity of potassium bromate - A new renal carcinogen,” Environ. Health Perspect., vol. 87, pp. 309–335, 1990.

[3]        O. B. Oloyede and T. O. Sunmonu, “Potassium bromate content of selected bread samples in Ilorin, Central Nigeria and its effect on some enzymes of rat liver and kidney,” Food Chem. Toxicol., vol. 47, no. 8, pp. 2067–2070, 2009.

[4]        T. Umemura, A. Takagi, K. Sai, R. Hasegawa, and Y. Kurokawa, “Oxidative DNA damage and cell proliferation in kidneys of male and female rats during 13-weeks exposure to potassium bromate (KBrO3),” Arch. Toxicol., vol. 72, no. 5, pp. 264–269, 1998.

[5]        IARC, “International Agency for Research on Cancer. Potassium Bromate,” Monographs, vol. 73, 1999.

[6]        W. M. Bcf, F. N. Rats, and C. Wolf, “Carcinogenicity of Potassium Bromate Administered in the Drinking,” vol. 26, no. 5, pp. 587–594, 1998.

 

Tác giả: Đặng Thanh Tuyền - Đại học Công nghệ Sài Gòn

Phản biện: TS. Giang Thúy Minh - Đại học Hoa Sen

 

 

Category: