Hướng dẫn cách lấy mẫu môi trường biển: nước và trầm tích  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

(Lưu ý: quy trình này chỉ dành cho bà con ngư dân không có đầy đủ dụng cụ, và các hóa chất bảo quản mẫu)

Những ngày vừa qua, hiện tượng cá chết hàng loạt dọc vùng biển miền Trung đã gây nhiều hoang mang dư luận. Vấn đề này không những gây tổn hại kinh tế cho bà con ngư dân vùng biển mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường và đặc biệt là sức khỏe cộng đồng [1],[2],[3],[4],[5].

Giả thuyết nhận được nhiều sự chú ý nhất của dư luận về nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể là do khu công nghiệp (KCN) Formosa Vũng Áng đã xả nước thải ra môi trường mà chưa qua xử lý.

Quá trình kiểm tra và phát hiện có hay không việc KCN xả thải gặp rất nhiều khó khăn do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để đánh giá chính xác nồng độ ô nhiễm từ nguồn thải càng nhiêu khê hơn khi nước thải ra đã bị hòa tan với một lượng lớn nước biển trong khu vực.

Tuy nhiên, dù nước thải đã được pha loãng nhiều lần với nước biển, các loại chất độc trong nước thải vẫn gây ngộ độc cho sinh vật biển. Điều này dẫn tới hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung trong những ngày qua. Điều quan trọng nhất hiện nay là cần đảm bảo nguồn nước sinh hoạt của người dân miền Trung cũng như nước dùng để sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản. Vì vậy, trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng có thẩm quyền đi vào phân tích tìm hiểu nguyên nhân thì bà con nông dân cũng có thể tự tìm hiểu bằng cách thu thập và gởi các mẫu đến các trung tâm phân tích chất lượng môi trường biển. Nhờ đó, họ có thêm thông tin để định hướng lập kế hoạch và duy trì việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực này.  

Dưới đây tác giả sẽ trình bày cách lấy mẫu môi trường tại khu vực biển để gởi đi phân tích, bao gồm 3 loại mẫu: mẫu nước biển, mẫu nước sinh hoạt, sản xuất và mẫu trầm tích.

DỤNG CỤ LẤY MẪU:

Thùng giữ lạnh (hình 1)

Túi giữ lạnh đá gel (hình 2) hoặc  nước đá để đảm bảo thùng lạnh từ 0 đến 5 độ C

Can nhựa  (hình 3)

Hộp nhựa, hoặc bao ni lông bằng nhựa trong và sạch để lấy mẫu trầm tích

Giấy bạc để bảo quản mẫu tránh ánh sáng.

Hình 1 Thùng lạnh               

Hình 1 Thùng lạnh                                        Hình 2 Đá gel          Hình 3 Can nhựa 

      

   Hình 4 Bao nilon               Hình 5 Giấy bạc

 

THỜI GIAN LẤY MẪU: Nên thu mẫu vào ba thời điểm khác nhau trong ngày vì nồng độ các chất ô nhiễm sẽ thay đổi phụ thuộc vào sự xáo trộn dòng chảy cho thủy triều, cường độ chiếu sáng và nhiệt độ môi trường.

Sáng sớm (từ 6h đến 9h)

Trưa (từ 10 giờ đến 2h)

Chiều từ (3h đến 5h)

ĐỊA ĐIỂM LẤY MẪU: Lấy mẫu càng gần khu vực được nghi ngờ xả nước thải càng tốt. Hình 6 là sơ đồ cắt ngang của một khu vực biển có khu công nghiệp hoạt động [6]. Bà con nên lấy mẫu ở vị trí đánh xấu X (màu đỏ là mẫu nước, màu vàng là mẫu trầm tích).

Hình 6: Sơ đồ cắt ngang một khu vực biển [6]

CÁCH LẤY MẪU:

Mẫu nước: Dụng cụ lấy mẫu nước có thể dùng các chai nhựa, hoặc can nhựa sạch từ 2L đến 5L (dùng để phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhau).

Trước khi lấy mẫu, can nhựa cần phải tráng rửa ít nhất ba lần bằng nước tại nơi lấy mẫu.

Mẫu nước có thể lấy ở các mực nước biển khác nhau từ 0.5m, 2m  và khoảng 10m [7], tùy thuộc khả năng có thể của ngư dân.

Mẫu nước được đậy nắp kín tránh bị chảy ra ngoài hoặc bị nhiễm bẩn từ các nguồn khác.

Cần phải ghi rõ địa điểm, thời gian và độ sâu lấy mẫu trên từng mẫu để tránh bị nhầm lẫn giữa các mẫu.

Ví dụ cách đánh mã số mẫu: 01-230416-NB-TNM-BS-05B (mẫu 1, ngày lấy mẫu 23, 04, 2016, nước biển, tầng nước mặt, lấy vào buổi sáng, cách nhà máy nước thải 5km về hướng Bắc….Người lấy mẫu cần có cuốn sổ tay ghi cẩn thận chú thích mã số mẫu.

Sau đó dùng giấy bạc bọc xung quanh can nhựa tránh tiếp xúc với ánh sáng.

Mẫu nước sinh hoạt: Đối với mẫu nước giếng, quy trình lấy mẫu đơn giản hơn mẫu nước biển. Bơm nước giếng chảy ra ngoài trong vòng 5 đến 10 phút. Sau đó lấy mẫu vào can nhựa, đậy kín, bảo quản như trên.

Mẫu trầm tích (mẫu bùn dưới đáy biển). Việc lấy mẫu trầm tích gặp khó khăn nhiều so với lấy mẫu nước, vì đòi hỏi dụng cụ lấy mẫu chuyên nghiệp. Nếu không có dụng cụ lấy mẫu chuyên nghiệp, mẫu dễ bị rửa trôi bởi nước biển và khi phân tích kết quả sẽ không chính xác.

Dụng cụ lấy mẫu có thể tham khảo hình 7.

Mẫu sau khi lấy được bọc bằng giấy bạc tránh tiếp xúc ánh sáng và bảo quản nhiệt độ từ 0 đến 5 độ C trước khi đưa đi phân tích.

 

Hình 7- Dụng cụ lấy mẫu bùn đáy

BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU:

Mẫu sau khi được lấy cần phải bảo quản ở nhiệt độ 0 đến 5 độ C trong thùng lạnh, và tránh ánh sáng.

Mẫu nên được gởi đi đến trung tâm phân tích trong vòng 24h sau khi lấy mẫu để tránh sự thay đổi nồng độ các chất ô nhiễm và hoạt độ sinh học của của mẫu.

CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG:

Đối với mẫu nước, chủ yếu phân tích các chỉ tiêu như pH, độ oxy hòa tan, nồng độ COD, BOB, TS, độ đục, và các chất ô nhiễm hòa tan ví dụ tổng Nito, tổng Photpho. Những chỉ tiêu trên rất quan trọng cho việc duy trì sự sinh tồn của sinh vật biển. Bảng-1 liệt kê một số chỉ tiêu chất lượng nước tiêu biểu cần được phân tích dành cho vùng nuôi trồng thủy sản, và bảo tồn thủy sinh, tham khảo từ QCVN 10: 2008/BTNMT [8].

Bảng 1: Giá trị giới hạn của các thông số trong nước biển ven bờ (Áp dụng cho vùng nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thủy sinh) [8]

STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị giới hạn
1
pH
--
6.5 – 8.5
2
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
50
3
Ôxy hoà tan (DO)
mg/l
≥ 5
4
COD (KMnO4)
mg/l
3
5
Amôni (NH+ 4) (tính theo N)
mg/l
0.1
6
Florua (F- )
mg/l
1.5
7
Sulfua (S2- )
mg/l
0.005
8
Xianua (CN- )
mg/l
0.005
9
Asen (As)
mg/l
0.01
10
Cadimi (Cd)
mg/l
0.005
11
Chì (Pb)
mg/l
0.05
12
Crom III (Cr3+)
mg/l
0.02
13
Crom VI (Cr6+)
mg/l
0.1
14
Đồng (Cu)
mg/l
0.003
15
Kẽm (Zn)
mg/l
0.05
16
Mangan (Mn)
mg/l
0.1
17
Sắt (Fe)
mg/l
0.1
18
Thuỷ ngân (Hg)
mg/l
0.001
19
Phenol tổng số
mg/l
0.001


Bảng 2: Giá trị giới hạn của các thông số trong nước biển ven bờ (Áp dụng cho vùng nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thủy sinh) [9]Mẫu nước ngầm: áp dụng các chỉ tiêu nước ngầm theo QCVN 09 : 2008/BTNMT, tham khảo bảng 2

    STT
    Thông số
    Đơn vị
    Giá trị giới hạn
    1
    pH
    --
    5.5-8.5
    2
    Độ cứng (tính theo CaCO3)
    mg/l
    500
    3
    Chất rắn tổng số
    mg/l
    1500
    4
    COD (KMnO4)
    mg/l
    4
    5
    Amôni (NH+ 4) (tính theo N)
    mg/l
    0.1
    6
    Florua (F- )
    mg/l
    0.1
    7
    Clorua (Cl- )
    mg/l
    250
    8
    Nitrit (NO- 2) (tính theo N)
    mg/l
    15
    9
    Sulfat (SO4 2- )
    mg/l
    400
    10
    Xianua (CN- )
    mg/l
    0.01
    11
    Phenol
    mg/l
    0.001
    12
    Asen (As)
    mg/l
    0.05
    13
    Cadimi (Cd)
    mg/l
    0.005
    14
    Chì (Pb)
    mg/l
    0.01
    15
    Crom VI (Cr6+)
    mg/l
    0.05
    16
    Đồng (Cu)
    mg/l
    1
    17
    Kẽm (Zn)
    mg/l
    3
    18
    Mangan (Mn)
    mg/l
    0.5
    19
    Thuỷ ngân (Hg)
    mg/l
    0.001
    20
    Sắt (Fe)
    mg/l
    5
    21
    Selen (Se)
    mg/l
    0.01
    22
    Thuỷ ngân (Hg)
    mg/l
    0.001
    23
    Phenol tổng số
    mg/l
    0.001
    24
    Coliform
    MPN/100ml
    3

       

      Đối với mẫu trầm tích: Một số hợp chất ô nhiễm không tan hoặc ít tan trong nước như các loại kim loại nặng, các chất hữu cơ mạch vòng khó phân hủy….có xu hướng lắng xuống hoặc hấp thụ bởi lớp trầm tích dưới đáy biển. Để có cái nhìn tổng thể về việc di chuyển và khếch tán chất ô nhiễm trong môi trường biển, việc phân tích mẫu trầm tích rất cần thiết. Các chỉ tiêu được phân tích có thể tham khảo TCVN 43:2012/BTMT [4]. Dưới đây, tác giả trích một số chỉ tiêu cần thiết dựa vào đặc điểm nước thải luyện kim (bảng 3).

      Bảng 3: Giá trị giới hạn của các thông số môi trường trong trầm tích [10]

        STT
        Thông số
        Đơn vị (theo khối lượng khô)
        Giá trị giới hạn
        1
        Asen (As)
        mg/kg
        41.6
        2
        Cadimi (Cd)
        mg/kg
        4.2
        3
        Chì (Pb)
        mg/kg
        112
        4
        Kẽm (Zn)
        mg/kg
        271
        5
        Thủy Ngân (Hg)
        mg/kg
        0.7
        6
        Tổng Crom (Cr)
        mg/kg
        160
        7
        Đồng (Cu)
        mg/kg
        108
        8
        Tổng hydrocarbon
        mg/kg
        100

        TRUNG TÂM PHÂN TÍCH: Hiện nay, mỗi tỉnh đều có một trung tâm quan trắc môi trường có thể phân tích các chỉ tiêu trên. Ngoài ra, bà con ngư dân có thể tham khảo một số trung tâm phân tích môi trường khác được liệt kê dưới đây (sẽ thường xuyên cập nhật). 

        Miền Bắc:

        1/ Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam (số điện thoại liên lạc: 091 320 63 86)

        2/ Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản các địa phương (NAFIQAD)

        Miền Nam:

        1/ Trung tâm Nghiên cứu Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. http://ttmt.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=3011&ur=ttmt

        2/ Trung tâm Dịch vu Phân tích Thí nghiệm, Sở Khoa học và Cộng nghệ, TP. HCM. http://www.dost.hochiminhcity.gov.vn/pages/tt-dv-phan-tich-thi-nghiem.aspx

        3/ Trung tâm Công nghệ Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, TP.HCM. http://www.hcmier.edu.vn/vn/default.asp

        4/ Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường ETM.

        5/ Trung tâm Saigon Green

        http://saigongreen.vn/vi/san-pham-dich-vu/gia-phan-tich-mau-nuoc.html

        Tác giả: Hảo Võ (NCS Đại học Arizona, Hoa Kỳ)

        Biên tập viên: Lâm Thiều (NCS ĐH Kỹ thuật Virginia, Hoa Kỳ), Minh Giang (TS. Viện Quốc gia Pháp về Nghiên cứu Nông nghiệp).

        Tài liệu tham khảo

        [1] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/yeu-to-doc-cuc-manh-gay-hien-tuong-ca-chet-hang-loat-3392108.html

        [2] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/gia-thiet-ve-nguyen-nhan-khien-ca-chet-hang-loat-o-mien-trung-3390658.html

        [3] http://thanhnien.vn/thoi-su/ca-chet-hang-loat-o-thua-thien-hue-nguyen-nhan-do-tu-noi-khac-toi-694753.html

        [4] http://vov.vn/xa-hoi/ca-chet-hang-loat-o-mien-trung-da-tim-ra-nguyen-nhan-503589.vov

        [5] http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160422/ca-chet-hang-loat-dan-nghi-ngo-chat-thai-cong-nghiep/1088530.html

        [6] Washington State Department of Ecology. Marine Water Monitoring Strategy and Activities. (2008). http://www.ecy.wa.gov/programs/eap/mar_wat/flights.html.

        [7] Overseas Environmental Cooperation Center, Japan. Text Book for Sampling for Environmental Monitoring (2000).  https://www.env.go.jp/earth/coop/coop/document/14-tbseme/14-tbseme.pdf

        [8] QCVN10: 2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (Bản pdf). 

        [9] QCVN 09 : 2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm (Bản pdf). 

        [10] QCVN 43 : 2012/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích (Bản pdf).  

         

        Category: 

        Add new comment

        CAPTCHA
        This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
        Image CAPTCHA
        Enter the characters shown in the image.