Curcumin ức chế sự kháng thuốc và di căn của tế bào ung thư  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Liem M. Phan1

1 Khoa Ung thư học phân tử và tế bào, Đại học Texas – Trung tâm Ung thư MD Anderson, Houston, TX 77030, Mỹ
Biên tập viên: Mai Trần, Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Tp. HCM, Việt Nam
* Độc giả có thắc mắc về bài báo xin liên hệ email: liemphan@mdanderson.org hoặc pmliem@gmail.com

Lời mở đầu:

Sự kháng thuốc và di căn của tế bào ung thư là hai thách thức lớn nhất đối với việc điều trị ung thư hiện nay. Di căn là quá trình tế bào ung thư di chuyển từ vị trí khởi phát ban đầu đến các cơ quan quan trọng như phổi, não, gan,...và làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này. Trong thực tế, di căn là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, một số khối u còn có khả năng vô hiệu hóa thuốc kháng ung thư và tự sửa chữa các tổn thương do hóa trị và xạ trị gây ra. Vì vậy, các khối u kháng thuốc trở nên miễn nhiễm đối với các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay và rất nguy hiểm đối với bệnh nhân. Do đó, việc nghiên cứu cơ chế kháng thuốc và quá trình di căn của ung thư cũng như các liệu pháp để bất hoạt các cơ chế này là vô cùng quan trọng trong việc điều trị ung thư. Bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả các kết quả nghiên cứu y học mới nhất về quá trình di căn cũng như cơ chế kháng thuốc của tế bào ung thư. Bài viết được chia làm 2 phần. Phần 1 trình bày cơ chế kháng thuốc của khối u và tác dụng của curcumin trong việc ức chế khả năng kháng thuốc của tế bào ung thư, qua đó nâng cao hiệu quả điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị. Phần 2 (xuất bản trong số tiếp theo của VJS) sẽ đề cập đến quá trình di căn của ung thư và khả năng ngăn chặn di căn của curcumin.

Abstract:

Metastasis and resistance to anti-cancer therapies are among the most difficult challenges facing our cancer treatment nowadays. Metastasis includes the process of cancer spreading to distant organs and the formation of new metastases, causing catastrophic results for patients. In addition, many tumor cells effectively resist against anti-cancer therapies by neutralizing chemotherapeutic agents and repairing the damage caused by chemotherapy and radiation.Therefore, it is very important to elucidate the molecular mechanisms underlying these phenomena. This article provides readers with the most up-to-date knowledge about metatastasis as well as cancer resistance to therapies. Furthermore, the potential of curcumin, a major bioactive compound of turmeric, in inhibiting cancer metastasis and drug resistance is also discussed. The 1st part of this article focuses on how curcumin decreases drug resistance of cancer cells and improves the efficacy of anti-cancer therapies. The 2nd part (published in the next issue) will describe the inhibitory impact of curcumin on cancer metastasis.

Từ khoá: Curcumin, ung thư,  kháng thuốc, di căn.

 

Phần 1: Curcumin ức chế sự kháng thuốc của khối u, tăng hiệu quả điều trị và tiêu diệt ung thư.

Hoá trị (chemotherapy) và xạ trị (radiation) là hai phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay. Mặc dù hai phương pháp này được cải tiến liên tục nhưng hiệu quả điều trịđối với một số bệnh nhân ung thư vẫn rất thấp. Một trong những nguyên nhân chính của sự hạn chế này là khả năng kháng thuốc của tế bào ung thư(1, 2). Các nghiên cứu y học mới nhất phát hiện tế bào ung thư sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đối phó hiệu quả với hóa trị và xạ trị.

I. Các cơ chế kháng thuốc của khối u:

1. Đào thải thuốc và ngăn chặn thuốc tiếp cận mục tiêu

Loại bỏ các chất độc ra khỏi tế bào là một cơ chế phòng vệ rất hiệu quả, đã xuất hiện và tồn tại hàng tỉ năm trong quá trình tiến hóa. Cơ chế tự vệ này hiện diện ở hầu hết các loài sinh vật, từ vi khuẩn cho đến thực vật, và động vật(3). Các nhà khoa học đã tìm thấytrong bộ gen của người có 48 gien (gene) mã hóa các protein chịu trách nhiệm đào thải các chất độc ra khỏi tế bào(4). Các protein này phối hợp tạo nên các bơm trên màng tế bào và sử dụng năng lượng ATP trong quá trình hoạt động. Các nghiên cứu gần đây phát hiện một số tế bào ung thư có khả năng tăng cường sản xuất các bơm này để đào thải thuốc kháng ung thư (có độc tính cao với tế bào) và tự bảo vệ khỏi tác dụng của hóa trị. Trong số các bơm này, MDR1 (Multi-drug resistance 1, “gien đa kháng thuốc”) được xem là loại bơm quan trọng nhất để đào thải thuốc(5). MDR1 có khả năng bơm các thuốc hóa trị phổ biến như vinca alkaloids, taxane, anthracycline... Các loại bơm khác như MRP1, BCRP, ABCP cũng được tế bào ung thư kháng thuốc sử dụng triệt để(6-11). Vì vậy, số lượng các bơm kháng thuốc trong khối u càng cao thì khả năng khỏi bệnh của bệnh nhân càng thấp(2, 3, 6-11).

Ngoài ra, tế bào ung thư còn sử dụng các protein chuyên biệt để cô lập thuốc hoá trị. Để tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc hoá trị cần được vận chuyển đến đúng vị trí và tấn công đúng mục tiêu, ví dụ như ADN, thụ thể trên bề mặt tế bào, nhân tế bào... Protein LRP được tế bào ung thư sử dụng để nhốt các phân tử thuốc hoá trị. Hàm lượng protein LRP trong các tế bào ung thư ác tính rất cao, đóng vai trò quan trọng giúp khối u kháng thuốc(12-16). Nguy hiểm hơn, một số tế bào ung thư còn tạo ra những đột biến ở các protein mục tiêu khiến cho thuốc không thể tấn công. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến việc điều trị ung thư gặp nhiều khó khăn(1, 2).

2. Bất hoạt thuốc kháng ung thư

Tế bào ung thư sử dụng các enzyme chuyên biệt để trực tiếp bất hoạt thuốc hóa trị. Các enzyme mà tế bào ung thư thường sử dụng là aldehyde dehydrogenases,glutathione-S-hydrolases, GSH/glutathione-S-transferases, phức hợp cytochorome P450…để vô hiệu hoá các loại thuốc hoá trị phổ biến như epipodophyllotoxins, ifosfamide, tamoxifen, taxol, vinca alkaloids, doxorubicin, mitomycin C, tamoxifen, cyclophosphamide… Các phản ứng hóa học như ôxi hóa khử, glucoronyl hóa (glucoronidation),... đượcmột số tế bào ung thư dùng để bất hoạt các thuốc hóa trị(17-24).

3. Sửa chữa các tổn thương do hóa trị và xạ trị gây ra

Ngoài ra, tế bào ung thư còn có khả năng tựsửa chữahiệu quả các tổn thương do thuốc hoá trị và xạ trị gây ra. Các thuốc kháng ung thư phổ biến như:anthracyclines, carboplatin, cisplatin, etoposide, melphalan, teniposide,… và phương pháp xạ trị có chung một cơ chế hoạt động là làm tổn thương hoặc đứt gãy ADN của tế bào ung thư, qua đó kích hoạt sự tự sát (apoptosis) của khối u. Để đối phó với các thuốc này, tế bào ung thư sử dụng các protein như RPA, RAD52, RAD54, DNA-PK, ATM, ATR, CHK1, CHK2,...để sửa chữa các tổn thương trên ADN và giảm đáng kểtác dụng của thuốc hoá trị và xạ trị. Hơn nữa, một số tế bào ung thư ác tính còn có khả năng thay đổi các quá trình chuyển hóa năng lượng nhằm giảm hàm lượng các chất ôxi hóa, nhờ đó đối phó với các thuốc hóa trị và xạ trị hiệu quả hơn(25-28).

4. Ức chế quá trình tự sát apoptosis do hóa trị và xạ trị

Các tế bào ung thư ác tính ức chế quá trình tự sát apoptosis do các phương pháp điều trị ung thư gây ra. Trong tự nhiên, apoptosis là hiện tượng tế bào tự sát theo chương trình để đảm bảo sự phát triển hài hoà và ổn định của cơ thể đa bào. Apoptosis cũng diễn ra khi tế bào bị tổn thương quá nhiều hoặc có nguy cơ phát triển một cách mất kiểm soát, ví dụ như trong quá trình hình thành ung thư. Apoptosis được kích hoạt bởi các gien kháng ung thư như p53, và là một cơ chế quan trọng để tiêu diệt ung thư. Do đó, apoptosis rất cần thiết để ngăn ngừa ung thư hình thành và phát triển. Các phương pháp điều trị ung thư như hoá trị và xạ trị gây tổn thương tế bào ung thư và kích hoạt quá trình tự sát apoptosis để tiêu diệt khối u.

Khả năng kháng apoptosis của tế bào ung thư dựa trênsự kích hoạt các protein sinh tồn như Bcl-2. Bcl-XL, survivin,... và sự bất hoạt các protein gây tự sát apoptosis (p53, PUMA, Bax, Bad, Bid, Noxa,...)(29-34). Đây là một trong những cơ chế tự vệ rất hiệu quả giúp tế bào ung thư đối phó với hóa trị và xạ trị.

5. Tự kích thích các cơ chế sinh tồn của tế bào ung thư

Các tế bào ung thư còn tích cực tự hoạt hoá các con đường truyền tín hiệu quan trọng,ví dụ như PI3K/Akt và NF-κB, để tăng cường khả năng sinh tồnvà kháng thuốc. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của NF-κB và PI3K/Akt giúp tế bào ung thư tăng trưởng mạnh mẽ, kháng thuốc hiệu quả, và di căn đến các cơ quan trọng yếu như não, phổi, gan,...(35-37).

Tóm lại, sự kháng thuốc của tế bào ung thư làm vô hiệu hoá hoặc suy giảm đáng kể hiệu quả của hoá trị và xạ trị, qua đó gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy việc ức chế khả năng kháng thuốc của tế bào ung thư  đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của quá trình điều trị. Rất nhiều công trình khoa học và y học tại nhiều bệnh viện ung thư, trường đại học và viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới đã chứng minh curcumin có tác dụng hiệu quả và an toàn trong việc ức chế khả năng kháng thuốc của tế bào ung thư. Do đó, curcumin tăng hiệu quả điều trị ung thư của hóa trị và xạ trị.

 

Hình 1: Các cơ chế kháng thuốc của tế bào ung thư

1) Đào thải và ngăn chặn thuốc điều trị ung thư tấn công mục tiêu.

2) Vô hiệu hóa thuốc kháng ung thư bằng các phản ứng hoá học xúc tác bởi enzyme.

3) Sửa chữa các tổn thương do thuốc kháng ung thư và xạ trị.

4) Bất hoạt cơ chế tự sát apoptosis do hóa trị và xạ trị gây ra.

5) Kích hoạt các cơ chế sinh tồn của tế bào ung thư

II. Tác dụng của curcumin trong việc ngăn chặn khả năng kháng thuốc của khối u

Curcumin là một hoạt chất polyphenol của củ nghệ (turmeric, Curcuma longa). Curcuminđã được sử dụng rộng rãi trong suốt hơn 5000 năm qua trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại Ấn Độ. Curcumin còn có tên hóa học là diferuloylmethane (C21H20O6). Hiện nay, curcumin được rất nhiều nhà khoa học và bác sĩ nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị ung thư bởi curcumin có tác dụng ưu việt trong việc ức chế hiệu quả sự kháng thuốc, di căn, sinh tồn, và tăng trưởng của nhiều loại ung thư. Quan trọng hơn, curcumin không độc hại đối với các tế bào khỏe mạnh. Vì vậy, curcumin được xem là một giải pháp ngăn ngừa và điều trị ung thư đầy triển vọng(38-41).

Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ, Anh, Đài Loan, Ấn Độ và nhiều nước khác đã chứng minh curcumin có khả năng tiêu diệt các khối u di căn ác tính của bệnh nhân mắc ung thư da, não, vú, tử cung, bàng quang, đường tiêu hóa (bao tử, ruột, miệng, thực quản, gan, tụy) và các loại ung thư khác (42-45).Quan trọng hơn, curcumin còn có tác dụng ức chếsự kháng thuốc của tế bào ung thư.Hiện nay rất nhiều thuốc bất hoạt MDR1 (gien đa kháng thuốc) như verapamil, cyclosporine A, tamoxifen, dexverapamil, valspodar và biricodar, đều thất bại bởi hoạt tính hạn chế và độc tính cao. Trong khi đó, curcumin ức chếhiệu quả các bơm kháng thuốc như MDR1, MRP1, BCRP, ABCP, qua đó giảm khả năng đào thải thuốc hóa trị của tế bào ung thư. Curcumin an toàn và không độc hại đối với cơ thể cũng như các tế bào khỏe mạnh(46-50).

Hơn nữa, curcumin còn làm suy giảm khả năng bất hoạt thuốc của tế bào ung thư. Curcumin cũng ức chế quá trình sản xuất các enzyme trong hệ thống cytochrome P450 của tế bào ung thư. Các enzyme này có khả năng bất hoạt thuốc rất hiệu quả và là vũ khí lợi hại của tế bào ung thư để đối phó với hóa trị, xạ trị(51-53).Curcumin cũng hạn chếkhả năng tự sửa chữa tổn thương của tế bào ung thư do hóa trị và xạ trị gây ra. Thực vậy, khi tế bào ung thư bị curcumin tấn công, chúng mất khả năng sản xuất các công cụ sửa chữa tổn thương ADN như ATM, ATR, BRCA1, DNA-PK, MGMT(54, 55).

Curcumin còn thúc đẩy tế bào ung thư tự sát bằng cách bất hoạt NF-κB và PI3K/Akt cũng như các cơ chế sinh tồn khác của tế bào ung thư.Các protein chống lại sự tự sát apoptosis như Bcl-XL, MCL-1 đều bị bất hoạt bởi curcumin. Curcumin cũng hoạt hóa các protein kháng ung thư và thúc đẩy quá trình tự sát apoptosis như p53, Bax, p21, qua đó kích hoạt sự tự sát apoptosis của khối u(56-60). Quan trọng hơn, curcumin còn có khả năng tiêu diệt các tế bào mầm ung thư (cancer stem cell). Các tế bào mầm ung thư được xem là nguồn gốc của ung thư. Vì vậy, curcumin có thể tấn công ung thư toàn diện(61, 62).

Kết luận: Sự kháng thuốc của tế bào ung thư làm giảm tác dụng hoặc vô hiệu hóa các phương pháp điều trị ung thư phổ biến như hóa trị và xạ trị, gây ra tác hại rất lớn đối với bệnh nhân. Curcumin có khả năng ức chế rất hiệu quả sự kháng thuốc của khối u, qua đó làm tăng đáng kể hiệu quả điều trị. Curcumin còn trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư. Curcumin an toàn cho bệnh nhân và hầu như không có tác dụng phụ nguy hiểm nào. Các đặc tính ưu việt của curcumin trong điều trị và phòng ngừa ung thư đã được chứng minh bởi hơn 2200 nghiên cứu khoa học và y học tại Mỹ, Anh, và các nước phát triển trên thế giới.

Lưu ý: Tác dụng phụ của curcumin là không đáng kể. Tuy nhiên, các bệnh nhân bị loãng máu, hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc giảm đau cần tránh sử dụng curcumin bởi các nguy cơ tương tác thuốc. Các thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ các nghiên cứu khoa học và y học trên thế giới. Mục tiêu của bài viết là để cung cấp cho quí độc giả các thông tin khoa học về curcumin. Tuy nhiên, quí độc giả cần cân nhắc và thận trọng khi sử dụng curcumin. Việc tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng các loại thảo dược, hợp chất thiên nhiên, vitamin, thuốc bổ và các loại thuốc khác là rất cần thiết.

Hình 2: Curcumin ức chế sự kháng thuốc của tế bào ung thư và trực tiếp tiêu diệt khối u bằng nhiều cách khác nhau.

Tài liệu tham khảo
1.   Garraway LA & Janne PA (2012) Circumventing cancer drug resistance in the era of personalized medicine. Cancer discovery 2(3):214-226.
2.   Saha S, Adhikary A, Bhattacharyya P, Das T, & Sa G (2012) Death by design: where curcumin sensitizes drug-resistant tumours. Anticancer research 32(7):2567-2584.
3.   Nooter K & Stoter G (1996) Molecular mechanisms of multidrug resistance in cancer chemotherapy. Pathology, research and practice 192(7):768-780.
4.   Dean M, Hamon Y, & Chimini G (2001) The human ATP-binding cassette (ABC) transporter superfamily. Journal of lipid research 42(7):1007-1017.
5.   Juliano RL & Ling V (1976) A surface glycoprotein modulating drug permeability in Chinese hamster ovary cell mutants. Biochimica et biophysica acta 455(1):152-162.
6.   Shain KH & Dalton WS (2001) Cell adhesion is a key determinant in de novo multidrug resistance (MDR): new targets for the prevention of acquired MDR. Molecular cancer therapeutics 1(1):69-78.
7.   Huang CC, et al. (1992) Overexpression of the MDR1 gene and P-glycoprotein in human hepatocellular carcinoma. Journal of the National Cancer Institute 84(4):262-264.
8.   Kramer R, et al. (1993) Constitutive expression of multidrug resistance in human colorectal tumours and cell lines. British journal of cancer 67(5):959-968.
9.   Petrini M, et al. (1995) GST-pi and P-170 co-expression in multiple myeloma. British journal of haematology 90(2):393-397.
10. Grundy M, Seedhouse C, Russell NH, & Pallis M (2011) P-glycoprotein and breast cancer resistance protein in acute myeloid leukaemia cells treated with the aurora-B kinase inhibitor barasertib-hQPA. BMC Cancer 11:254.
11. Szakacs G, Varadi A, Ozvegy-Laczka C, & Sarkadi B (2008) The role of ABC transporters in drug absorption, distribution, metabolism, excretion and toxicity (ADME-Tox). Drug discovery today 13(9-10):379-393.
12. Dalton WS & Scheper RJ (1999) Lung resistance-related protein: determining its role in multidrug resistance. Journal of the National Cancer Institute 91(19):1604-1605.
13. Scheffer GL, et al. (1995) The drug resistance-related protein LRP is the human major vault protein. Nature medicine 1(6):578-582.
14. Scheffer GL, Schroeijers AB, Izquierdo MA, Wiemer EA, & Scheper RJ (2000) Lung resistance-related protein/major vault protein and vaults in multidrug-resistant cancer. Current opinion in oncology 12(6):550-556.
15. Izquierdo MA, et al. (1995) Drug resistance-associated marker Lrp for prediction of response to chemotherapy and prognoses in advanced ovarian carcinoma. Journal of the National Cancer Institute 87(16):1230-1237.
16. List AF, et al. (1996) Overexpression of the major vault transporter protein lung-resistance protein predicts treatment outcome in acute myeloid leukemia. Blood 87(6):2464-2469.
17. Talalay P (2000) Chemoprotection against cancer by induction of phase 2 enzymes. BioFactors 12(1-4):5-11.
18. McFadyen MC, et al. (2001) Cytochrome P450 CYP1B1 protein expression: a novel mechanism of anticancer drug resistance. Biochemical pharmacology 62(2):207-212.
19. Kivisto KT, Kroemer HK, & Eichelbaum M (1995) The role of human cytochrome P450 enzymes in the metabolism of anticancer agents: implications for drug interactions. British journal of clinical pharmacology 40(6):523-530.
20. Kivisto KT, et al. (1996) Expression of CYP3A4, CYP3A5 and CYP3A7 in human duodenal tissue. British journal of clinical pharmacology 42(3):387-389.
21. Gradilone A, et al. (2011) How circulating tumor cells escape from multidrug resistance: translating molecular mechanisms in metastatic breast cancer treatment. American journal of clinical oncology 34(6):625-627.
22. Harris AL & Hochhauser D (1992) Mechanisms of multidrug resistance in cancer treatment. Acta oncologica 31(2):205-213.
23. Hayes JD & Pulford DJ (1995) The glutathione S-transferase supergene family: regulation of GST and the contribution of the isoenzymes to cancer chemoprotection and drug resistance. Critical reviews in biochemistry and molecular biology 30(6):445-600.
24. Schecter RL, Alaoui-Jamali MA, & Batist G (1992) Glutathione S-transferase in chemotherapy resistance and in carcinogenesis. Biochemistry and cell biology = Biochimie et biologie cellulaire 70(5):349-353.
25. Rassool FV & Tomkinson AE (2010) Targeting abnormal DNA double strand break repair in cancer. Cell Mol Life Sci 67(21):3699-3710.
26. Fojo T (2001) Cancer, DNA repair mechanisms, and resistance to chemotherapy. Journal of the National Cancer Institute 93(19):1434-1436.
27. Braastad CD, Leguia M, & Hendrickson EA (2002) Ku86 autoantigen related protein-1 transcription initiates from a CpG island and is induced by p53 through a nearby p53 response element. Nucleic acids research 30(8):1713-1724.
28. Lavin MF (2008) Ataxia-telangiectasia: from a rare disorder to a paradigm for cell signalling and cancer. Nature reviews. Molecular cell biology 9(10):759-769.
29. Bratton SB & Cohen GM (2003) Death receptors leave a caspase footprint that Smacs of XIAP. Cell death and differentiation 10(1):4-6.
30. Safa AR & Pollok KE (2011) Targeting the Anti-Apoptotic Protein c-FLIP for Cancer Therapy. Cancers 3(2):1639-1671.
31. Fulda S & Debatin KM (2006) Targeting inhibitor of apoptosis proteins (IAPs) for diagnosis and treatment of human diseases. Recent patents on anti-cancer drug discovery 1(1):81-89.
32. Herr I & Debatin KM (2001) Cellular stress response and apoptosis in cancer therapy. Blood 98(9):2603-2614.
33. Nicholson DW & Thornberry NA (2003) Apoptosis. Life and death decisions. Science 299(5604):214-215.
34. Youle RJ & Strasser A (2008) The BCL-2 protein family: opposing activities that mediate cell death. Nature reviews. Molecular cell biology 9(1):47-59.
35. Huang WC & Hung MC (2009) Induction of Akt activity by chemotherapy confers acquired resistance. Journal of the Formosan Medical Association = Taiwan yi zhi 108(3):180-194.
36. Steelman LS, et al. (2011) Involvement of Akt and mTOR in chemotherapeutic- and hormonal-based drug resistance and response to radiation in breast cancer cells. Cell Cycle 10(17):3003-3015.
37. Choy G, Liu JW, Chandra D, & Tang DG (2005) Cell survival signaling during apoptosis: implications in drug resistance and anti-cancer therapeutic development. Progress in drug research. Fortschritte der Arzneimittelforschung. Progres des recherches pharmaceutiques 63:115-145.
38. Hendrayani SF, Al-Khalaf HH, & Aboussekhra A (2013) Curcumin triggers p16-dependent senescence in active breast cancer-associated fibroblasts and suppresses their paracrine procarcinogenic effects. Neoplasia 15(6):631-640.
39. Morsy MA & El-Moselhy MA (2013) Mechanisms of the protective effects of curcumin against indomethacin-induced gastric ulcer in rats. Pharmacology 91(5-6):267-274.
40. Sa G & Das T (2008) Anti cancer effects of curcumin: cycle of life and death. Cell division 3:14.
41. Hossain DM, Bhattacharyya S, Das T, & Sa G (2012) Curcumin: the multi-targeted therapy for cancer regression. Frontiers in bioscience 4:335-355.
42. Carroll RE, et al. (2011) Phase IIa clinical trial of curcumin for the prevention of colorectal neoplasia. Cancer prevention research 4(3):354-364.
43. Sharma RA, et al. (2004) Phase I clinical trial of oral curcumin: biomarkers of systemic activity and compliance. Clinical cancer research : an official journal of the American Association for Cancer Research 10(20):6847-6854.
44. Cheng AL, et al. (2001) Phase I clinical trial of curcumin, a chemopreventive agent, in patients with high-risk or pre-malignant lesions. Anticancer research 21(4B):2895-2900.
45. Aggarwal BB, Kumar A, & Bharti AC (2003) Anticancer potential of curcumin: preclinical and clinical studies. Anticancer research 23(1A):363-398.
46. Chearwae W, et al. (2006) Curcuminoids purified from turmeric powder modulate the function of human multidrug resistance protein 1 (ABCC1). Cancer chemotherapy and pharmacology 57(3):376-388.
47. Anuchapreeda S, Leechanachai P, Smith MM, Ambudkar SV, & Limtrakul PN (2002) Modulation of P-glycoprotein expression and function by curcumin in multidrug-resistant human KB cells. Biochemical pharmacology 64(4):573-582.
48. Chearwae W, Shukla S, Limtrakul P, & Ambudkar SV (2006) Modulation of the function of the multidrug resistance-linked ATP-binding cassette transporter ABCG2 by the cancer chemopreventive agent curcumin. Molecular cancer therapeutics 5(8):1995-2006.
49. Chearwae W, Anuchapreeda S, Nandigama K, Ambudkar SV, & Limtrakul P (2004) Biochemical mechanism of modulation of human P-glycoprotein (ABCB1) by curcumin I, II, and III purified from Turmeric powder. Biochemical pharmacology 68(10):2043-2052.
50. Limtrakul P, Anuchapreeda S, & Buddhasukh D (2004) Modulation of human multidrug-resistance MDR-1 gene by natural curcuminoids. BMC Cancer 4:13.
51. Khar A, et al. (2001) Induction of stress response renders human tumor cell lines resistant to curcumin-mediated apoptosis: role of reactive oxygen intermediates. Cell stress & chaperones 6(4):368-376.
52. S MK, Priyadarsini KI, Venkatesan P, & Rao MN (1999) Free radical scavenging ability and antioxidant efficiency of curcumin and its substituted analogue. Biophysical chemistry 80(2):85-91.
53. Mori Y, et al. (2006) Modification by curcumin of mutagenic activation of carcinogenic N-nitrosamines by extrahepatic cytochromes P-450 2B1 and 2E1 in rats. Cancer science 97(9):896-904.
54. Rowe DL, Ozbay T, O'Regan RM, & Nahta R (2009) Modulation of the BRCA1 Protein and Induction of Apoptosis in Triple Negative Breast Cancer Cell Lines by the Polyphenolic Compound Curcumin. Breast cancer : basic and clinical research 3:61-75.
55. Lu HF, et al. (2009) Curcumin-induced DNA damage and inhibited DNA repair genes expressions in mouse-rat hybrid retina ganglion cells (N18). Neurochemical research 34(8):1491-1497.
56. Dhandapani KM, Mahesh VB, & Brann DW (2007) Curcumin suppresses growth and chemoresistance of human glioblastoma cells via AP-1 and NFkappaB transcription factors. J Neurochem 102(2):522-538.
57. Wahl H, Tan L, Griffith K, Choi M, & Liu JR (2007) Curcumin enhances Apo2L/TRAIL-induced apoptosis in chemoresistant ovarian cancer cells. Gynecologic oncology 105(1):104-112.
58. Deeb D, et al. (2003) Curcumin (diferuloyl-methane) enhances tumor necrosis factor-related apoptosis-inducing ligand-induced apoptosis in LNCaP prostate cancer cells. Molecular cancer therapeutics 2(1):95-103.
59. Deeb DD, et al. (2005) Chemosensitization of hormone-refractory prostate cancer cells by curcumin to TRAIL-induced apoptosis. Journal of experimental therapeutics & oncology 5(2):81-91.
60. Shankar S, Ganapathy S, Chen Q, & Srivastava RK (2008) Curcumin sensitizes TRAIL-resistant xenografts: molecular mechanisms of apoptosis, metastasis and angiogenesis. Mol Cancer 7:16.
61. Fong D, Yeh A, Naftalovich R, Choi TH, & Chan MM (2010) Curcumin inhibits the side population (SP) phenotype of the rat C6 glioma cell line: towards targeting of cancer stem cells with phytochemicals. Cancer letters 293(1):65-72.
62. Kakarala M, et al. (2010) Targeting breast stem cells with the cancer preventive compounds curcumin and piperine. Breast cancer research and treatment 122(3):777-785.

Về tác giả: TS. Phan Minh Liêm nhận bằng Tiến sĩ về Khoa Học Y Sinh – chuyên ngành Ung Thư Học của Trường Đại Học Texas – Trung Tâm Ung Thư MD Anderson, thành phố Houston, bang Texas, Hoa Kỳ. Trung Tâm Ung Thư MD Anderson được tạp chí US News & Reports xếp hạng là trung tâm ung thư hàng đầu tại Mỹ trong 12 năm qua. Mỗi năm, trung tâm ung thư MD Anderson chữa trị cho 1,2 triệu lượt bệnh nhân ung thư và thực hiện hơn 11,5 triệu qui trình điều trị và chẩn đoán. TS Phan Minh Liêm nghiên cứu và phát triển các liệu pháp mới để chữa trị và phòng ngừa ung thư tại Trung Tâm Ung Thư MD Anderson.

 

 

Comments

Xin quý tác giả và quý nhà báo! Tôi không thấy bài viết này rất hay có nhiều điểm mới trong điều trị ung thư. Tôi muốn hỏi cho con nhà tôi cháu được 5 tuổi bị u nguyên bào thần kinh đã điều trị hoá chất 4 đợt, nay đánh giá vẫn còn tổ chức bám dính vào động mạch cảnh chưa mổ được nên lại điều trị tiếp 2 đợt hoá chất nữa. Các hoá chất đã dùng là: cacboplastin, cyclophotphamid, doxo..vincritin. Vậy tôi muốn hỏi hoạt chất curcumin có tác dụng vói con nhà tôi không? Đưa vào bắng cách nào? Mua hay liên hệ ở đâu? Đúng là nguy hiểm nhất của điều trị ung thu là kháng thuốc Tôi rất mong sự phản hồi của quý báo và tác giả Đia chỉ của tôi: Trương Đăng Liên sông công thái nguyên. Đt 01674703757 gmail: danglienbvc@gmail.com

Add new comment

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.