Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp: Câu chuyện trở về để làm khoa học trên quê hương mình  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Hơn 4 năm về trước, có một nữ nhà khoa học trẻ người Việt quyết định rời Hàn Quốc về nước. Chị ấp ủ một dự định, mang những kiến thức và kinh nghiệm mình tích góp được, trở về Việt Nam và xây dựng một phòng thí nghiệm. Điều kiện khó khăn và bắt đầu gần như từ con số 0, nhưng Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp đã đặt những nền móng đầu tiên cho Phòng thí nghiệm y học tái tạo, nay thuộc Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh, trường ĐH Quốc Tế - ĐH QG TP.HCM. Với hơn 34 bài báo công bố quốc tế, chị chia sẻ điều tuyệt vời nhất khi về nước là được điền địa chỉ Việt Nam vào những nghiên cứu của mình, được giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong cuộc sống ở đất nước mình, nâng đỡ những thế hệ học trò ở quê nhà vì sự phát triển chung của khoa học.

Cuối năm 2016, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp vinh dự được vinh danh trong hạng mục L'Oréal National Fellowships của giải thưởng L’Oreal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học. Tạp chí Vietnam Journal of Science rất hân hạnh được gửi đến quý độc giả những chia sẻ của chị qua bài phỏng vấn ngắn này:

1. VJS: Li đu tiên, chúng em xin đưc chúc mng ch đã đưc vinh danh trong hng mc L'Oréal National Fellowships ca gii thưng L’Oreal - UNESCO Vì s phát trin ph n trong khoa hc. Ch có th chia s mt chút v cm xúc ca bn thân khi nhn đưc gii thưng cao quý này đưc không ?

Mình được giới thiệu về giải thưởng L’Oreal – UNESCO bởi chị Trần Hà Liên Phương. Chị Phương trước đây cũng đã từng được vinh danh trong khuôn khổ giải thưởng này, khi còn công tác chung với mình trong bộ môn Kỹ thuật Y sinh ở trường Đại học Quốc tế, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

Bởi đã được giới thiệu trước rằng L’Oreal là một giải thưởng rất danh giá, nên khi nộp hồ sơ mình cũng đắn đo không biết có cạnh tranh nổi không. Tuy nhiên, hai tháng sau khi nộp hồ sơ, khi nhận tin thắng giải mình cảm thấy rất vui. L'Oréal National Fellowships đến với mình ngay giữa giai đoạn của sự nghiệp khoa học, đối với mình giải thưởng này thực sự là một niềm vinh dự lớn.

2. VJS: Hi đng Gii thưng Khoa hc L'Oréal – UNESCO đánh giá rt cao công trình nghiên cu ca ch v "Biến tính Col-I/Fn trên bề mặt titanium bằng phương pháp điện hóa”. Ch có th chia s nhiu hơn cho đc gi VJS v đ tài nghiên cu này?

Từ năm 2008, mình đã bắt đầu thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực phục hồi và tái tạo mô.  Có một vấn đề rất lớn trong Ti implant, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, đó là sự đào thải của cơ thể sau khi cấy mô. Vấn đề này thường xảy ra do mô nha với vật liệu cấy mô không có tương tác, dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập và xảy ra quá trình đào thải của cơ thể sau đó.

Khi bạn để ý một chân răng được trồng mới, nó sẽ có 2 phần: Phần dưới là chân kim loại cắm sâu vào xương (Implant). Kế trên là phần tiếp giáp với men sứ và mô mềm (Abutment). Trong kỹ thuật cấy ghép răng hiện tại, Implant là phần hoàn toàn ổn. Thế nhưng với Abutment, có một hạn chế là vật liệu titanium ở đây có bề mặt rất trơn nên thường không tương tác với mô mềm. Các tế bào nha muốn phát triển để vây quanh Abutment nhưng cứ chạm phải bề mặt titanium sẽ không thể nào bám lên đó để tạo nền (matrix) được. Không có nền thì mô mới không phát triển nổi, dẫn đến chuyện nướu bị khuyết thiếu thành một kẽ hở sẫm màu ở ngay vị trí cấy ghép, trông rất mất thẩm mỹ.

Sau khi nhận thấy vấn đề đó, mình đã tham khảo ý kiến của nhiều bác sĩ và nhà khoa học khác để xem họ có cách nào khắc phục không. Nhưng hóa ra, vấn đề này lại đang nằm ở giới hạn của khoa học hiện tại, mà chưa có ai giải quyết được. Mình mới đặt câu hỏi là làm thế nào để mô mềm ở ngay vị trí Abutment dưới chân nướu có thể phát triển được? Phải tạo ra được một bề mặt nhám, phủ quanh titanium.

Lúc đó, mình chợt nhớ lại thời đại học đã từng phủ polymer lên kim loại. Bây giờ, có khi cũng vận dụng được kiến thức đã học ấy để làm điều tương tự, phủ collagen lên trên titanium. Nguyên nhân bởi vì collagen polymer sinh học mềm, phù hợp với mô người. Mình chọn loại collagen phù hợp thì mô nướu sẽ phát triển trên bề mặt của nó. Ví dụ như collagen loại I là thành phần chính mô nướu. Khi chúng ta cấy đúng loại collagen này thì sẽ giúp cho các tế bào nướu hình thành tốt hơn.  Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu của mình đã biến tính bề mặt Titanium để có thể tạo liên kết bền với collagen.

Hướng nghiên cứu tiếp theo là quan sát xem collagen có khả năng hỗ trợ mô nha chu bám Ti không? Nếu được thì tính khả thi cho ứng dụng thực tế rất cao. Hiện tại trên thế giới, các nhà khoa học cũng có hai hướng phủ titanium trong cấy ghép răng, ví dụ như một là sử dụng Calcium phosphate, thứ hai là sử dụng đồng thời Calcium phosphate và collagen. Nhưng mình nghĩ rằng bản thân Calcium phosphate cũng là một dạng khoáng, nên nó hỗ trợ tế bào xương hơn là hỗ trợ tế bào mô nướu lên bề mặt titanium. Chưa có nhóm nghiên cứu nào thử phủ titanium với một mình collagen nhằm mục đích khắc phục vấn đề phát triển mô nha chu ở Abutment. Bọn mình đang viết bản thảo, dự kiến một, hai tháng nữa sẽ công bố trên các tạp chí quốc tế. Hi vọng rằng nó sẽ mở ra được một hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này, thúc đẩy các nhóm nghiên cứu khác cùng phát triển ý tưởng với mình.

3. VJS: Đưc biết hin nay ch đang đt rt nhiu tâm huyết vào lĩnh vc nghiên thiết kế vt liu y sinh. Ch có th chia s cơ duyên nào đã dn ch đến vi lĩnh vc nghiên cu rt mi m này đưc không ?

Phải nói về thời điểm ban đầu, thực ra, mình làm việc như một kỹ sư về mô chứ không phải chuyên về y. Mặc dù từng lấy bằng tiến sĩ Medical Science, nhưng về gốc mình lại là một kỹ sư hóa. Bởi vậy sau này, muốn đi sâu hơn vào lĩnh vực y sinh, điều cần thiết nhất đối với mình là phải có được sự tham mưu từ phía các bác sĩ. Họ sẽ là những người đánh giá giúp mình công việc hay hướng nghiên cứu có thực sự triển vọng hay không.

Trong lĩnh vực y học tái tạo, những đề tài mình từng làm không cố định theo một sản phẩm duy nhất. Ví dụ, trong thời gian học cao học, giáo sư chỉ định mình làm một đề tài về mạch máu, kế đó chuyển sang làm xương nhân tạo. Cả hai hoàn toàn là những đề tài được chỉ định. Nhưng qua thời gian, mình cũng học được từ giáo sư một điều quan trọng rằng các đề tài sẽ xuất hiện khi chúng ta để ý quan sát, và hãy làm việc với bác sĩ để tìm hiểu vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải.

Với những bài học kinh nghiệm đó, trở lại Việt Nam không khó để mình nhanh chóng nhìn ra vấn đề. Nhiều bạn bè, rồi cả mẹ mình cũng trồng răng giả. Vấn đề với một người cấy ghép răng là chỉ được một thời gian sau thì nướu sẽ bị tuột xuống, tạo ra một tình trạng rất mất thẩm mỹ.

Bản thân là một người làm về mô, nhìn thấy vấn đề này không khó chịu sao được? Bắt đầu mình phải đặt câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Bất kể ai trồng răng đều sẽ gặp vấn đề tại ngay chỗ chân nướu, cho dù công nghệ cấy ghép và sản phẩm sử dụng thuộc loại tốt nhất đi chăng nữa.

Để trả lời câu hỏi đặt ra mình tranh thủ thời gian bên lề các hội nghị để gặp một vài nhà nghiên cứu nha khoa, kể lại câu chuyện mình quan sát được và biết vấn đề này còn là một hạn chế hiện tại chưa thể khắc phục. Làm khoa học, mình thấy rằng phải có trách nhiệm giải quyết nó, bởi chẳng lẽ cứ để như vậy hoài.

Đó là bản năng của một nhà khoa học: Đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho chính câu hỏi của mình, bằng cách tiến hành nghiên cứu. Hành trình ấy thường được mình bắt đầu bằng một vài đêm tìm kiếm tài liệu, xem có những bài báo nào, nghiên cứu nào trên thế giới trả lời được câu hỏi đó chưa. Câu trả lời nếu có thì còn bị hạn chế ở chỗ nào...

Cho tới hiện tại, những câu hỏi đã mở ra cho mình tất cả 5 hướng nghiên cứu. Titanium implant cũng chỉ là một hướng trong số đó, mà mình mới đi được hơn một năm trở lại đây thôi.

4. VJS: Theo ch, tim năng ca lĩnh vc nghiên cu vt liu y sinh này Vit Nam hin nay như thế nào? Có nhng thun li và khó khăn gì khi phát trin lĩnh vc này Vit Nam?

Thực ra mà nói thì Việt Nam mình có rất nhiều khó khăn. Giả dụ trong đề tài về titanium của mình, những máy móc và quy trình phân tích tế bào trên nền titanium chưa được tốt. Bởi vậy, những kỹ thuật mới và phương pháp đo trong lĩnh vực này cần phải được đầu tư. Đó là hạn chế về mặt kỹ thuật và máy móc.

Kế đó là khó khăn từ phía mạng lưới liên kết đa ngành. Giả dụ như những nha sĩ và bác sĩ, họ mới chính là những người có kinh nghiệm về cấy ghép răng. Hồi mình còn làm đề tài thạc sĩ, bác sĩ Hàn Quốc sẵn sàng ngồi mấy ngày trong phòng thí nghiệm với mình. Lúc mình chuyển lên làm đề tài tiến sĩ, mấy bác sĩ ấy suốt ngày ngồi trong phòng thí nghiệm. Giờ nào mổ, họ ra ngoài mổ, xong trống giờ nào lại có mặt tại phòng thí nghiệm, rất năng suất và chăm chỉ. Mình cần có sự hợp tác này ở Việt Nam và đang xây dựng nó.

Việc làm nghiên cứu ở Việt Nam còn vướng một chuyện là đồng lương. Mình khá may mắn vì Đại học Quốc tế trả lương khá tốt, đủ để không phải lo lắng chuyện con cái, cơm ăn áo mặc… Gạt bỏ được những nỗi lo cơ bản ấy thì mình sẽ tập trung được vào làm nghiên cứu hơn. Mình hi vọng rằng có thể duy trì được nhiệt huyết trong lĩnh vực nghiên cứu này để theo đuổi tới một sản phẩm sau cùng cho ngành nha khoa. Mình tin rằng với nhiệt huyết và quyết tâm, con người có thể làm được mọi chuyện. Chỉ có điều không biết lửa nhiệt huyết có bị mai một trong tương lai hay không? Chuyện đó thì vẫn phải xem chừng thiên thời, địa lợi có nhân hòa hay không nữa.

Làm khoa học, mình thấy rằng phải có trách nhiệm giải quyết [những vấn đề còn tồn tại trong đời sống], bởi chẳng lẽ cứ để như vậy hoài - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp

5. VJS: Tính đến thi đim hin ti, ch đã có 34 bài báo công b quc tế và trung bình mt năm ch viết khong 3-4 bài báo khoa hc. Đng lc nào giúp ch làm vic vi cưng đ cao và hiu qu hơn c khi c ngoài như vy?

Phải nói về cái thứ nhất là, mỗi lần mang được một bài báo có địa chỉ Việt Nam công bố lên hệ thống tạp chí ISI, mình cảm thấy rất rạo rực. Ngày xưa làm nghiên cứu ở nước ngoài, công bố thì cũng có, nhưng những địa chỉ khi đó là “…Korea, …Korea”, mình không cảm thấy được động lực để làm nghiên cứu như khi đã về Việt Nam.

Nói thực ra thì thế hệ bọn mình đi du học nước ngoài, ai cũng được các giáo sư giữ lại. Nhưng lúc ấy, mình cảm thấy rằng ở nước ngoài chỉ là làm thuê, và làm cho nước họ thôi. Còn về Việt Nam là mình làm cho nước mình. Ví dụ, ngày ở nước ngoài, mình đã từng đăng ký được 4 bằng sáng chế, nhưng cuối cùng là của người nước họ chứ không phải nước mình. Thậm chí, lúc sản phẩm thương mại hóa, bán ra cũng là của nhà trường. Mình và cả giáo sư nữa cũng không được bao nhiêu. Vậy nên mình nghĩ giáo sư làm cho nước giáo sư còn mình về làm cho nước mình. Giáo sư cũng muốn mình ở lại nhưng mình vẫn quyết định về. Hai nhóm nghiên cứu bây giờ giữ liên lạc và hỗ trợ qua lại từ xa. Ví dụ như mình giúp nhóm bên kia một số thí nghiệm, khi họ công bố thì có cả tên của nhóm mình. Vậy nên, nên hằng năm nhóm mình có mười mấy người thì cũng có mười mấy bài báo.

Thứ hai, phải kể đến sự hỗ trợ của phía trường Đại học Quốc tế. Nhà trường luôn có những khuyến khích dành cho người làm nghiên cứu. Ví dụ như ở Đại học Quốc tế, viết bài vượt chỉ tiêu thì nhà nghiên cứu sẽ được phần thưởng thêm. Thay vì phải đi kiếm cơm ăn áo mặc bằng những việc khác. Cứ mỗi bài vượt mức thì nhà trường sẽ tính điểm tùy theo mức độ công việc, và cứ mỗi điểm vượt nhà trường sẽ khuyến khích 1.500 USD.

Số tiền này là tiền thưởng riêng, chứ không phải tiền trả cho nhà xuất bản. Nhóm nghiên cứu của mình thường chọn những tạp chí không mất tiền xuất bản, vì thường những tạp chí này có nhiều uy tín hơn và yêu cầu kết quả nghiên cứu tốt hơn, quá trình kiểm duyệt khắt khe hơn. Nhưng mình vẫn thích làm việc với những tạp chí không phải trả tiền hơn. Trả mấy ngàn USD cho một tạp chí để đăng một bài báo của mình thấy phí quá.

6. VJS: Chc chn là ch cũng đã tiếp xúc vi nhiu nhóm nghiên cu khác cùng Vit Nam. Tuy nhiên, mt thc tế là không phi nhóm nghiên cu trong nưc nào cũng có th đt đưc nhiu kết qu báo cáo như nhóm ca ch. Ngoài vn đ đng lc, theo ch nhiu nhóm nghiên cu Vit Nam còn có hn chế nào không ?

Mỗi lần đi hội nghị, nói chuyện và làm việc với các nhóm nghiên cứu khác, mình thấy họ có một hạn chế lớn đó là Tiếng Anh. Nhiều khi họ nghiên cứu với dữ liệu rất là tốt, nhưng không biết cách trình bày kết quả, không biết cách nói để làm nổi bật lên dữ liệu. Thậm chí, có nhiều dữ liệu nghiên cứu mà người Việt Nam mình làm ra, nếu biết cách phân tích và trình bày thì có thể đăng trên Nature/ Science nữa. Thực ra thì người Việt Nam mình nghiên cứu không kém, nhưng chưa biết cách trình bày và viết báo.

Nhiều khi tham gia vào hội đồng phản biện, mình thấy có rất nhiều dữ liệu tuyệt vời nhưng cũng thấy uổng. Mình có dạm hỏi họ rằng tại sao mà không viết báo mà đăng tạp chí nước ngoài. Hóa ra, nhiều khi họ cũng chỉ muốn nghiệm thu đề tài đó thôi, chứ không có thời gian hay khả năng đưa kết quả lên báo quốc tế. Thế thì cũng hơi phí kết quả nghiên cứu. Cái khó là ở chỗ kiếm được người ngồi viết một bài báo khoa học, vì phải ngồi suy nghĩ, sắp xếp, xâu chuỗi nó lại, khó chứ không dễ.

Nhìn lại mình thì cũng vậy, bài báo đầu tiên mình viết cũng rất khó khăn, nhưng khi đã biết cách viết rồi thì rất là dễ, Vậy nên học sinh của mình đều phải viết báo khoa học hết. Khi viết, các em sẽ dần vượt qua được cái rào cản đó để có thể tồn tại được trong lĩnh vực khoa học. Kết quả làm ra có hay đến cỡ nào mà không biết trình bày, không biết đưa đến cho người đọc thì kết quả đó rất vô dụng. Trong bộ môn của mình, kể cả thạc sĩ và đại học đều được học một môn gọi là "Phương pháp nghiên cứu khoa học". Trong môn học này thầy cô sẽ hướng dẫn cách viết bài báo khoa học.

Sinh viên Đại học Quốc tế được cái là viết tiếng Anh rất tốt. Cho nên, đó là một lợi thế. Còn chuyện các em chưa biết viết, thì thầy cô phải chữa thêm. Qua 3 đến 4 tháng thì sẽ ra được một bài báo. Mà bản thân mình cũng được cái lợi là có được bản nháp rồi. Cái này mình làm cũng như những giáo sư nước ngoài vậy đó. Lúc học tiến sĩ thì mình chính là người viết bản nháp, giáo sư chỉnh. Bây giờ thì mình lại đặt lên sinh viên. Đối với sinh viên thì yêu cầu có hơi nặng, nhưng điều đó sẽ đem lại lợi thế cho các em khi học thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài. Và các em có ưu thế cạnh tranh hơn. 

Thực tế, nhiều học sinh của mình nhận được lời khen khi làm tiến sĩ ở nước ngoài. Mấy giáo sư phản hồi rằng các em làm khoa học và viết bài báo khoa học rất tốt. Vậy là mình nhận ra rằng việc đặt áp lực lên học trò là có hiệu quả cho tương lai của các em.

7. VJS: Nhìn li hơn 10 năm nghiên cu, li là mt nhà khoa hc n, có lúc nào ch cm thy khó khăn và mun “dừng lại” trên con đưng nghiên cu ca mình không ? Xin ch chia s thêm, đó là nhng khó khăn nào và bng cách nào cht qua đưc?

Mình làm khoa học được 10 năm, nhìn lại quãng thời gian đó giống như hình sin vậy. Có năm đi lên rất cao, có năm lại xuống rất thấp. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như yếu tố gia đình, yếu tố tài chính. Nhớ lại những năm mới về nước, mình không có kinh phí, không có nhân lực nghiên cứu nên hiệu suất rất thấp.

Lại nói về bài báo đầu tiên, khi mình viết thì chưa có biết cách viết. Giáo sư thì bảo là học thạc sĩ rồi tiến sĩ rồi thì phải biết cách viết bài báo chứ giáo sư không có quay lại dạy. Thế nên bài báo đó mình gửi cả năm không được đăng. Bản thân mình cũng là người sống tâm linh, khoảng thời gian đó mình cũng lên chùa để tĩnh tâm và để đầu óc được thư thái. Sau đó mình lại về tự mày mò, đọc các bài báo trên tạp chí xem người ta viết như thế nào. Đọc hết bài này, so sánh với bài khác thì cuối cùng cũng đúc kết ra được một  quá trình rằng mình phải viết như thế nào cho bài được nhận đăng. Sau đó, mình viết lại bài và được đăng thật.

Những thời điểm khó khăn nữa là khi mà mình làm thí nghiệm rất nhiều, rất nhiệt huyết mà lại không ra kết quả. Nhiều thí nghiệm thành công ngoài cả dự định, mình rất vui. Nhưng cũng nhiều thí nghiệm mình dự đoán nó như vậy, nhưng lại không đúng. Đó là cái khó khăn của thí nghiệm.

Về Việt Nam thì lại gặp nhiều khó khăn nữa, ví dụ như không có người làm, không có người quản lý phòng thí nghiệm. Thậm chí cho tới nay, nhóm nghiên cứu của mình cũng do mình chi trả lương cho sinh viên và học viên. Hy vọng trong tương lai nhà trường sẽ cho mình tuyển 1 vài người thì mọi khó khan sẽ giảm bớt.

8. VJS: Là mt ph n rt thành công khoa hc, ch có li khuyên nào thêm cho các bn n cũng mun theo đui con đưng khoa hc Vit Nam?

Mình thấy một vấn đề, đó là thời sinh viên thì nhiều em cũng có ước mơ nhiệt huyết nghiên cứu, nhưng dính vào yêu đương, bầu bí thì “gãy gánh liền”. Trong nhóm sinh viên của mình cũng có tới 80% là nữ. Các em làm việc rất chăm chỉ và tâm huyết. Đó là nói trong môi trường Đại học Quốc tế. Thế còn môi trường đại học khác, các em cũng có ước mơ, nhưng còn dè dặt, sợ thầy cô, không dám đến gặp. Đặc biệt là tỷ lệ sinh viên/giáo sư tương đối lớn dẫn đến thầy cô không thể lúc nào cũng quan tâm đến từng sinh viên được. Còn ở Bộ môn kỹ thuật Y sinh, mỗi khoá chỉ tuyển có 60-80 học sinh. Chất lượng học sinh cao và hầu hết thầy cô biết tất cả các em, gần gũi như gia đình vậy.

Kể chuyện ngày xưa, thời mình còn học đại học như các bạn nữ bây giờ, mình có đề xuất một đề tài làm pin từ nhựa dẫn điện. Lúc đó chính các thầy cô cũng lo ngại lắm. Nhưng cuối cùng vì mình quyết tâm quá nên thầy cô vẫn cho mình làm. Đến khi có kết quả rồi, mọi người đều phải khen. Năm ấy, đề tài của mình tham gia thi sinh viên nghiên cứu khoa học và đoạt giải nhất cấp Đại học Quốc gia và giải Ba cấp nhà nước. Qua câu chuyện này, mình muốn nhắn với các bạn nữ, khi đã quyết tâm làm gì thì hãy thực hiện nó, đừng dè dặt vì bất kể một lý do nào cả. Nhiều bạn nữ tính thường hay e dè. Nhiều khi ý tưởng rất là tốt nhưng vì rụt rè mà không mang ý tưởng đến được với thực tế.

Hiện tại, mình đang làm rất nhiều chương trình cho lớp phổ thông, để động viên các bạn nữ làm thí nghiệm. Bên cạnh đó là rất nhiều chương trình dành cho nữ giới làm khoa học. Trong các chương trình, mình lúc nào cũng khuyến khích động viên các bạn nữ rằng mình có ước mơ thì phải thực hiện. Đừng chỉ suy nghĩ rằng lớn lên phải lập gia đình rồi ở nhà nuôi con. Lấy chồng nuôi con cũng được thôi, nhưng khi mà con lớn lên hai vợ chồng về già sống vì điều gì? Mình có đam mê gì cho mình không? Đó là chuyện phải suy nghĩ cho bản thân. Khi con cái lớn lên, nó không cần mình nữa rồi, lúc đó thì mình có gì nữa để sống? Mình khuyên các bạn nữ là dù có giỏi ở gia đình vẫn phải luôn có gì đó ngoài xã hội cho bản thân mình.

Mình khuyên các bạn nữ là dù có giỏi ở gia đình vẫn phải luôn có gì đó ngoài xã hội cho bản thân mình -Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp

VJS chân thành cm ơn ch!

Thực hiện:

Mai Lâm, Virginia Polytechnic Institute and State University.

Thanh Long, Vietnam Journal of Science.

Phương Linh, Vietnam Journal of Science.

(Hình nh s dng trong bài viết đưc cung cp và cho phép bởi nhân vt )