Béo phì và nguy cơ gây ung thư  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

(Nguồn: http://www.women-info.com/en/obesity-and-breast-cancer/)

Trong những năm gần đây, tỉ lệ thừa cân và béo phì đang tăng lên đáng kể không những ở các nước có thu nhập cao mà còn ở các nước có thu nhập vừa và thấp (1). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO), năm 2014 trên thế giới có hơn 1,9 tỉ người trên 18 tuổi bị thừa cân, trong số đó có 600 triệu người bị béo phì. Năm 2013 có 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì (2). Riêng ở Việt Nam, số người trên 18 tuổi bị thừa cân năm 2014 chiếm tỉ lệ 20.6 %, tăng 3.2 % so với năm 2010 (3).

Nguyên nhân chính gây ra thừa cân và béo phì là do sự mất cân đối giữa lượng calo nạp vào và lượng calo tiêu thụ, chẳng hạn như do ăn nhiều thức ăn có năng lượng và hàm lượng chất béo cao hoặc do tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi một chỗ, ít vận động.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy béo phì là nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh hoặc hội chứng nguy hiểm bao gồm tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm khớp hoặc các vấn đề liên quan đến xương khớp, chứng rối loạn hô hấp khi ngủ hoặc các vấn đề rối loạn về hô hấp khác, ung thư, bệnh mất trí, giảm tuổi thọ và thậm chí dẫn đến tử vong. Nguy cơ mắc phải các bệnh này tăng tỉ lệ thuận với chỉ số khối cơ thể (body mass index - BMI). BMI của một người được tính bằng cân nặng (kilogram) chia cho bình phương chiều cao của người đó (mét) (4). Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người được gọi là thừa cân khi có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25. Nếu BMI từ 30 trở lên thì được gọi là béo phì.

Bảng phân loại thiếu cân, thừa cân và béo phì dựa trên BMI theo tiêu chuẩn quốc tế (5):

Phân loại
BMI (kg/m2)
Bình thường
18.50 – 24.99
Thừa cân
25.00
Tiền béo phì
25.00 – 29.99
Béo phì
30.00
Béo phì độ 1
30.00 – 34.99
Béo phì độ 2
35.00 – 39.99
Béo phì độ 3
40.00
Mối liên hệ giữa béo phì và ung thư là một trong những điều được quan tâm trong những năm gần đây của các nhà khoa học. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR), béo phì có thể làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh ung thư ở các vùng như cuống họng, tụy, đại trực tràng, nội mạc tử cung, vùng ngực sau mãn kinh, thận, túi mật (6). Bên cạnh đó, béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư máu ác tính (7).

Theo cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC), hiện có đầy đủ bằng chứng khoa học để kết luận rằng việc tránh tăng cân có thể mang lại hiệu quả phòng ngừa các loại ung thư đại trực tràng, nội mạc tử cung, thận, cổ họng. Đối với ung thư vú sau mãn kinh thì vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học để có thể kết luận rằng tránh tăng cân giúp phòng ngừa loại ung thư này (8). Trong khi một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng phụ nữ có chỉ số BMI từ 27 – 28 trở lên có nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh tăng từ 10 % đến 60 % (8, 9-14), một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối liên hệ này (15, 16).

Để phòng ngừa ung thư liên quan đến béo phì, một trong những yếu tố quan trọng nhất là giữ được trọng lượng cơ thể hợp lý trong suốt cuộc đời thông qua các hoạt động thể chất một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, việc hạn chế uống rượu và ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ ung thư do béo phì (17).

Biên tập viên: Trần Thị Bích Liễu, Học viên Thạc sĩ, Đại học Oregon State, Hoa Kỳ. 

Tài liệu tham khảo

1. Epidemiology of obesity in developing countries: challenges and prevention (2014) Herbert Publications. Available at: http://www.hoajonline.com/obesity/2052-5966/2/2.
2. Obesity and overweight WHO. Available at: http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs311/en/.  
3. Overweight (body mass index >= 25) (age-standardized estimate) Data by country GHO. Available at: http://apps.who.int/gho/data/node.main.A897A?lang=en
4. About Adult BMI (2015) Centers for Disease Control and Prevention. Available at: http://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/adult_bmi/index.html#Definition
5. Global Database on Body Mass Index WHO. Available at: http://apps.who.int/bmi/index.jsp?intropage=intro_3.html. 
6. American Institute for Cancer Research, World Cancer Research Fund eds. (2007) Food, nutrition, physical activity and the prevention of cancer: a global perspective: a project of World Cancer Research Fund International (American Institute for Cancer Research, Washington, D.C).
7. Lichtman MA (2010) Obesity and the Risk for a Hematological Malignancy: Leukemia, Lymphoma, or Myeloma. The Oncologist 15(10):1083–1101.
8. Vainio H, International Agency for Research on Cancer, International Agency for Research on Cancer eds. (2002) Weight control and physical activity (IARC Press, Lyon).
9. Kolonel LN, Nomura AMY, Lee J, Hirohata T Anthropometric indicators of breast cancer risk in postmenopausal women in Hawaii. Nutrition and Cancer:247–256.
10. Hsieh C-C, Trichopoulos D, Katsouyanni K, Yuasa S (1990) Age at menarche, age at menopause, height and obesity as risk factors for breast cancer: Associations and interactions in an international case-control study. International Journal of Cancer Int J Cancer:796–800.
11. Magnusson C, et al. (1998) Body size in different periods of life and breast cancer risk in post-menopausal women. International Journal of Cancer Int J Cancer:29–34.
12. Harris RE, Namboodiri KK, Wynder EL (1992) Breast Cancer Risk: Effects of Estrogen Replacement Therapy and Body Mass. JNCI Journal of the National Cancer Institute:1575–1582.
13. Franceschi S, et al. (1996) Body size indices and breast cancer risk before and after menopause. International Journal of Cancer Int J Cancer:181–186.
14. Yong L-C, Brown CC, Schatzkin A, Schairer C (1996) Prospective Study of Relative Weight and Risk of Breast Cancer: The Breast Cancer Detection Demonstration Project Follow-up Study, 1979 to 1987-1989. American Journal of Epidemiology:985–995.
15. Hall IJ, Newman B, Millikan RC, Moorman PG (2000) Body Size and Breast Cancer Risk in Black Women and White Women: The Carolina Breast Cancer Study. American Journal of Epidemiology:754–764.
16. Bouchardy C, Lê MG, Hill C Risk factors for breast cancer according to age at diagnosis in a french case-control study. Journal of Clinical Epidemiology:267–275.
17. Makarem N, Lin Y, Bandera EV, Jacques PF, Parekh N (2015) Concordance with World Cancer Research Fund/American Institute for Cancer Research (WCRF/AICR) guidelines for cancer prevention and obesity-related cancer risk in the Framingham Offspring cohort (1991–2008). Cancer Causes Control 26(2):277–286.
Category: 

Add new comment

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.